Nấm ngọc cẩu Lai Châu (tươi)

100.000

Danh mục:

Giới thiệu về nấm ngọc cẩu

Vì sao nấm có tên : Nấm ngọc cẩu: Vì nhìn hình dáng của cây nấm có màu đỏ tươi, lại rất giống bộ phận sinh dục của chó đực nên người dân gọi cây thuốc này là Nấm ngọc cẩu hay Cẩu pín.

Tên khác

Sách “Những cât thuốc và vị thuốc Việt Nam” Giáo sư Đỗ Tất Lợi có viết nấm ngọc cẩu còn có tên gọi khác là: Củ gió đất, cu pín, củ ngọc núi, hoa đất, xà cô, ký sinh hoàn, bất lão dược, địa mao cầu

Mô tả

Khu vực phân bố

Nấm ngọc cẩu (NNC) thường mọc trên các vùng núi cao khoảng 1.500m so với mực nước biển, chỉ những khu vực có khí hậu lạnh mới tìm thấy loại cây thuốc này. Ở nước ta nấm ngọc cẩu mọc nhiều  ở các tỉnh miền núi phí bắc như: Hòa Bình, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên. Nhiều nhất là ở Hòa Bình, là một tỉnh miền núi, có khí hậu lạnh, ở các huyện vùng cao Tân Lạc, Mai Châu là nơi có nhiều cây nấm ngọc cẩu nhất. Nấm ngọc cẩu thường mọc và sống ký sinh trên rễ của những cây gỗ lớn mọc trong rừng sâu ẩm thấp.

Hàng năm vào tháng 8 đến tháng 12 người dân mới phát hiện NNC trong rừng, vào những thời điểm khác trong năm không thấy sự hiện diện của cây thuốc quý này. Bởi vậy mà NNC rất quý hiếm.

Bộ phận dùng

Toàn cây nấm ngọc cẩu đều được sử dụng làm thuốc

Cách chế biến và thu hái nấm

Vào thời vụ thu hái người dân thường đảo cả cụm nấm về rửa sạch đất cát để ráo nước và dùng ngâm rượu (Ngâm tươi). Ngoài ra nấm còn được phơi khô để bảo quản dùng được lâu hơn.

Khi thu hái người dân không thu hái toàn bộ cây nấm mà chỉ lấy một phần, còn để lại vài nhánh để cây tiếp tục phát triển.

Mùi vị của cây ngọc cẩu Hòa Bình

Nấm Hòa Bình có vị đặc trưng là chát nhẹ, hơi ngọt (Đây là vị đặc trưng của nấm) do vậy khi ngâm rượu, ta nên ngâm chung với mật ong cho dễ uống.

Thành phần hóa học

Nấm ngọc cẩu có thành phần hóa học là chất béo, tinh dầu và hoạt chất giúp kích thích nhu cầu tình dục, tăng tiết nội tiết tố nam một cách tự nhiên.

Nấm ngọc cẩu có tác dụng gì

  • Bồi bổ, tăng cường sức khỏe (1)
  • Điều trị bệnh yếu sinh lý, liệt dương (2)
  • Điều trị rối loạn cương dương
  • Tác dụng kéo dài tuổi thọ (3)
  • Phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh nở (1)
  • Cải thiện trí nhớ, nhất là ở người cao tuổi (4)

Đối tượng sử dụng

Nấm ngọc cẩu là vị thuốc quý không chỉ giành riêng cho nam giới mà nấm còn có tác dụng tốt cho cả nữ giới

Cách dùng, liều dùng nấm ngọc cẩu

1. Cách sắc uống:

Ngày dùng: 30g sắc với 1 lít nước, sắc còn 600ml nước uống trong ngày (Nên thâm khoảng 2 thìa canh mật ong cho dễ uống)

2. Cách ngâm rượu nấm ngọc cẩu làm thuốc tăng cường sinh lý

Theo kinh nghiệm dân gian, giáo sư Đỗ Tất Lợi đã ghi chép trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” cách chế biến nấm ngọc cẩu hiệu quả nhất là ngâm rượu (1), cây thuốc.org xin giới thiệu chi tiết cách ngâm rượu nấm như sau:

Ngâm nấm ngọc cẩu tươi :

  • Thành phần, tỷ lệ: 1 kg nấm tươi, 200ml mật ong rừng ngâm với 4 lít rượu trắng loại ngon, nếu ngâm với rượu nếp càng tốt.
  • Cách ngâm: Nấm rửa sạch đất cát đem phơi dáo nước, sau đó tráng nấm 1 lượt bằng rượu trắng. Cắt đôi dọc cây nấm, đối với phần củ nấm nên thái mỏng để rượu ngấm đều hơn và tiến hành ngâm với rượu theo tỷ lệ 1Kg nấm ngâm 4 lít rượu.
  • Ngâm trong thời gian 1 tháng là dùng được.
  • Chú ý: Nên chọn loại bình miệng lớn để ngâm, nên ngâm bằng bình thủy tinh hoặc bình sành sứ để có được loai rượu tốt nhất.

Ngâm nấm khô:

  • Tỷ lệ ngâm: 500gram nấm khô, 100ml mật ong rừng ngâm với 5 lít rượu
  • Cách ngâm: Tiến hành ngâm bình thường như trên.
  • Nấm khô: Ngâm mùi vị sẽ đặm đà hơn nấm tươi, do nấm khô không chứa nước như nấm tươi.
  • Thời gian: Ngâm trong 1 tháng, mỗi ngày dùng 2 chén nhỏ

Tại sao phải ngâm chung ngọc cẩu mới mật ong ?

Là một dược liệu quý có tác dụng bồi bổ, tốt cho sinh lý (Vị đặc trưng của nấm ngọc cẩu là vị chát nhẹ không dễ dùng chút nào) nên khi ngâm nấm ta nên ngâm chung với mật ong. Mật ong tiêu vị chát của nấm rất hiệu quả, sẽ giúp rượu ngâm nấm có vị đặm đà và thơm ngon hơn